Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vì lợi ích chung, Ấn Độ và Băng-la-đét ngừng tranh chấp biển
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại Hà Lan vừa qua ra phán quyết cho thấy gần 80% (19.400km2) diện tích một khu vực rộng hơn 25.000 km2 ở vịnh Ben-gan thuộc về Băng-la-đét, kết thúc cuộc tranh chấp biên giới trên biển với Ấn Độ, vốn khiến quan hệ hai bên gặp nhiều sóng gió trong hơn ba thập kỷ qua. Kết luận này được cả Ấn Độ và Băng-la-đét hoan nghênh và cam kết tuân thủ.

 



Thủ tướng Băng-la-đét Sây-khơ Ha-xi-na (phải) tiếp tân Ngoại trưởng Ấn Độ Xu-sma Xơ-oa-rai ngày 26-6-2014. Ảnh: Reuters  

 

Phát biểu sau phán quyết của tòa, Ngoại trưởng Băng-la-đét A-bun Ha-xan Ma-mút A-li cho rằng: “Đây là một chiến thắng hữu nghị và có lợi cho cả người dân Băng-la-đét và Ấn Độ”. Ông Ali cũng thừa nhận tranh chấp trên gây trở ngại cho phát triển kinh tế giữa hai quốc gia trong hơn 30 năm qua.

 

Ấn Độ cũng đã đồng ý với phán quyết trên của PCA, phản ánh chính sách của tân Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi là tập trung xây dựng quan hệ gần gũi với các nước trong khu vực. Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định việc phân định biên giới biển sẽ nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và thiện chí giữa Ấn Độ và Băng-la-đét. Bộ này cũng nhất trí rằng kết thúc tranh chấp mở đường cho việc phát triển kinh tế ở khu vực thuộc vịnh Ben-gan nói trên và sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

 

Theo nhà báo Da-cha-ri Kếch của tờ “the Diplomat”, phát quyết vừa qua là đặc biệt quan trọng bởi Ấn Độ là một nước lớn hơn nhiều so với Băng-la-đét song vẫn chấp nhận giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế. Điều này một phần vì chính phủ mới ở Niu Đê-li muốn cải thiện quan hệ với nước láng giềng Băng-la-đét, song cũng vì họ không thể tận dụng được nguồn kinh tế biển từ khu vực này nếu cứ để tranh chấp kéo dài. Bằng cách đồng ý ra tòa và chấp nhận phán quyết của tòa, cả Băng-la-đét và Ấn Độ có thể mở ra chân trời hợp tác mới và cùng hưởng lợi ích kinh tế từ các nguồn tài nguyên ở vịnh Ben-gan.

 

Phán quyết của PCA đã kết thúc quá trình phân xử vụ tranh chấp biên giới với Ấn Độ và My-an-ma do Băng-la-đét khởi kiện vào năm 2009 theo Công ước Liên Hợp quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tranh chấp biển giữa Băng-la-đét và My an ma đã được giải quyết vào năm 2012 sau khi được Tòa án quốc tế về Luật Biển ở Đức phân xử.




Lịch sử tranh chấp

 

Vào năm 1971, một hòn đảo nhỏ bất ngờ nổi lên tại khu vực đồng bằng sông Hằng ở vịnh Ben-gan sau khi một cơn bão lớn đi qua. Do nằm cách cửa sông Ha-ri-a-ban-ga phân chia Ấn Độ - Băng-la-đét chỉ 3,5 km, vị trí địa lý của hòn đảo khiến cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo. Vấn đề chủ quyền hòn đảo mà Niu Đê-li gọi là Niu Moóc còn Đắc-ca gọi là Nam Tan-pát-ti nhanh chóng xới lại tranh chấp bị lơ là trong nhiều năm (khi Băng-la-đét còn là Đông Pa-ki-xtan) về việc phân định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), vốn đóng vai trò quyết định với việc khai thác tài nguyên biển ở vịnh Ben-gan.

 

Tuy nhiên, hòn đảo Niu Moóc/Nam Tan-pát-ti đã biến mất vào năm 2010 như một hậu quả của biến đổi khí hậu. Vào tháng 3/2010, các nhà khoa học thuộc  Trường nghiên cứu hải dương học ở Can-cút-ta (Ấn Độ) công bố một công trình nghiên cứu cho thấy hòn đảo không có người ở được cả Ấn Độ cùng Băng-la-đét tuyên bố chủ quyền suốt nhiều năm qua đã biến mất.

 

Các nhà khoa học đưa ra kết luận này là dựa trên những hình ảnh vệ tinh cho thấy toàn bộ đảo này đã bị chìm nghỉm trong nước biển. Hòn đảo này hòan toàn không có người sinh sống bởi chưa bao giờ nằm trên mực nước biển quá 2m. Theo Giáo sư Xu-ga-ta Ha-ra thuộc Trường nghiên cứu hải dương học, bất kỳ ai giờ muốn thăm hòn đảo này sẽ phải nghĩ đến việc đi bằng tàu ngầm.

 

Ngoài ra, Giáo sư Xu-ga-ta Ha-ra còn cho biết công trình nghiên cứu của ông cho thấy trong một thập kỷ qua mực nước biển ở vùng có đảo Niu Moóc/Nam Tan-pát-ti trên vịnh Ben-gan đã tăng lên rất nhiều so với 15 năm trước đó.

 


Ngư dân Băng-la-đét đánh cá tại vịnh Ben-gan. Ảnh: Reuters

 

Mặc dù hòn đảo đã biến mất, nhưng tranh chấp phát sinh giữa Ấn Độ và Băng-la-đét từ năm 1971 vẫn tồn tại dai dẳng cho đến khi có phán quyết nói trên của tòa án quốc tế. Tranh chấp giữa Ấn Độ và Băng-la-đét tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề: xác định chủ quyền đảo Niu Moóc/Nam Tan-pát-ti, xác định vùng lãnh hải 12 hải lý và xác định EEZ. Với vị trí nằm kẹt giữa Ấn Độ và My-an-ma ở vịnh Ben-gan, Băng-la-đét còn có tranh chấp biển với cả My-an-ma. Do đó, vấn đề xử lý tranh chấp ở vịnh biển lớn nhất thế giới này càng trở nên phức tạp.

 

Theo Hồ sơ Quan hệ Ấn Độ - Băng-la-đét 1971 - 2002 của tác giả A-vơ-ta Xinh Ba-xin, phiên họp đầu tiên về tranh chấp biên giới biển giữa 2 nước được tổ chức lần đầu tiên ở Đắc-ca năm 1974. Sau đợt đàm phán bất thành ở cấp quốc vụ khanh, vụ việc được chuyển lên cấp ngoại trưởng năm 1975. Các cuộc đàm phán chính thức được tổ chức năm 1974, 1975, 1978, 1980 và 1982 không đạt được tiến triển trong khi nguy cơ tranh chấp leo thang thành xung đột bắt đầu ló dạng.

 

Năm 1978, Ấn Độ đã cho dựng các cột bê tông trên đảo Niu Moóc/Nam Tan-pát-ti và 2 năm sau cho cắm cờ tại đây. Nỗ lực chiếm đóng hòn đảo làm quan hệ song phương xấu đi và thổi bùng dư luận bài Ấn ở Băng-la-đét. Một loạt các cuộc biểu tình chống Ấn Độ được tổ chức khi Ngoại trưởng Ấn Độ Na-ra-si-ma Rao thăm Đắc-ca tháng 8-1980. Tình hình xấu đi vào tháng 5-1981 khi các tàu hải quân Ấn Độ tiến vào sát hòn đảo để chuẩn bị đổ bộ. Ấn Độ tuyên bố động thái của họ là nhằm phản ứng các hoạt động khiêu khích của hải quân Băng-la-đét ở xung quanh hòn đảo. Đắc-ca đã cực lực phản đối và yêu cầu Niu Đê-li rút lực lượng quân sự khỏi khu vực. Ấn Độ sau đó đã đồng ý rút tàu và lính khỏi đảo tranh chấp cho tới khi vấn đề được dàn xếp hòa bình.

 

Năm 2008, Ấn Độ và Băng-la-đét tiếp tục tổ chức cuộc đàm phán về phân định biên giới biển song vẫn bế tắc vì cả hai đều kiên quyết duy trì các yêu sách trước đây. Khi đó, các biện pháp sử dụng cơ quan tài phán quốc tế bắt đầu được Băng-la-đét xem xét một cách nghiêm túc.

 

Chiến thắng của quốc gia nhỏ trong tranh chấp với nước lớn

 

Để phân chia lãnh hải và EEZ chồng lấn, Ấn Độ và My-an-ma khăng khăng đòi áp dụng nguyên tắc đường cách đều (equidistance principle). Tuy nhiên, Băng-la-đét lập luận rằng cách phân chia như vậy sẽ gây bất lợi và bịt kín đường ra biển của nước này do vị trí nằm kẹt giữa Ấn Độ và My-an-ma tại vịnh Ben-gan. Đắc-ca đề xuất phân định theo nguyên tắc công bằng (equity principle), viện đến các hoàn cảnh đặc biệt như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và vị trí bất lợi của họ.

 

Ấn Độ và Băng-la-đét còn bất đồng về cách xác định đường cơ sở, vốn được sử dụng để xác định lãnh hải 12 hải lý và EEZ 200 hải lý cùng với thềm lục địa kéo dài. Niu Đê-li yêu cầu xác định theo đường cơ sở thông thường còn Băng-la-đét muốn áp dụng đường cơ sở thẳng, viện đến sự thiếu ổn định của đường bờ biển ở khu vực.

 

Vào tháng 5.-012, Tòa án quốc tế về luật Biển (do My-an-ma kiến nghị chuyển vụ việc giữa hai nước ra tòa này) đã ra phán quyết mà Băng-la-đét tuyên bố là chiến thắng, theo đó việc phân chia EEZ được thực hiện theo giải pháp công bằng, trao cho Đắc-ca một phần đáng kể khu vực tranh chấp ở phía đông vịnh Ben-gan, kể cả thềm lục địa ở trong và ngoài 200 hải lý. Mặc dù Chính phủ My-an-ma không ca ngợi phán quyết như Ấn Độ trong vụ kiện mới đây, họ vẫn tuyên bố tôn trọng quyết định của tòa án.

 

Vào tháng 12-2013, PCA cũng kết thúc các phiên tranh tụng giữa Ấn Độ sau gần 5 năm xét xử. Trong phán quyết ra ngày 7-7 vừa qua, mặc dù PCA trao cho Băng-la-đét phần lớn, song đảo Niu Moóc/Nam Tan-pát-ti, hay đúng hơn là vùng biển mà hòn đảo từng hiện hữu và là một trong 3 vấn đề tranh chấp, được phán quyết thuộc về Ấn Độ. Như vậy, từ nay, Băng-la-đét có thể mở thầu các lô dầu khí trong khu vực thuộc về họ, thu hút các nhà đầu tư vốn e ngại vì tranh chấp trước đây.

 

Công lớn để có được phán quyết mà Băng-la-đét tuyên bố là chiến thắng của một quốc gia nhỏ trong tranh chấp với nước lớn thuộc về chính phủ của đảng Liên minh nhân dân Băng-la-đét của Thủ tướng Sây-khơ Ha-xi-na sau khi lên nắm quyền năm 2008.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    "Tập Cận Bình khởi động trò chơi địa chiến lược từ World Cup Brazil" (17-07-2014)
    Cuộc “thay máu” của nội các Anh (17-07-2014)
    Vì sao ông Putin và nước Nga sẽ "đứng vững" sau lệnh trừng phạt của Mỹ? (17-07-2014)
    Ukraine rút quân khỏi Luhansk (16-07-2014)
    Trung Quốc: Nổ xe bus, 34 người thương vong  (16-07-2014)
    Nga - Trung dốc sức tăng tầm ảnh hưởng tại ‘sân sau’ của Mỹ (16-07-2014)
    Hé lộ năm sự thật bí hiểm về tổ chức “Nhà nước Hồi giáo“ (16-07-2014)
    Mỹ, Đức phối hợp tác chiến “đánh” Nga? (16-07-2014)
    Châu Phi nếm trái đắng từ thương nhân Trung Quốc (15-07-2014)
    Cộng đồng quốc tế vẫn đánh giá tích cực vai trò của Mỹ (15-07-2014)
    Gaza chìm trong khói lửa (15-07-2014)
    Tin mới nhất vụ đánh bom sân bay Trung Quốc (15-07-2014)
    Sợ Mỹ bị ve vãn, Nhật muốn nhiều hơn một lời hứa (15-07-2014)
    Chiến lược kép của Putin ở Ukraine? (15-07-2014)
    Do thám Đức, CIA theo dõi… tình báo Nga? (14-07-2014)
    Trung Quốc tranh phần với Nga ở Bắc Cực: Không dễ! (14-07-2014)
    Ngoại trưởng Mỹ có đem lại lối thoát cho cuộc bầu cử Afghanistan? (14-07-2014)
    Nga sắp trả đũa Ukraina bằng vũ lực? (14-07-2014)
    Mỹ đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc? (14-07-2014)
    5 lý do khiến Trung Quốc không có bạn bè (13-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153197116.